CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG THANG MÁY

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG THANG MÁY

Cấu tạo thang máy và nguyên tắc hoạt động

 + Hố thang máy được đặt dọc theo chiều cao của toà nhà, thông suốt từ trên xuống dưới.

* Phòng máy thường bố trí ở trên đỉnh của giếng thang (đối với thang máy có phòng máy).

* Hố Pit được bố trí bên dưới sàn tầng thấp nhất của toà nhà tiêu chuẩn 1200 mm

Hố pít thang máy
Hố pit thang máy 

* Tất cả các thiết bị điện, thiết bị cơ được lắp đặt kín và an toàn trong giếng thang, phòng máy:

Tủ điều khiển : là các thiết bị điện, điện tử điều khiển theo lập trình đảm bảo cho thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng cả khi thang dừng và khi chuyển động).

Các nút ấn trong cabin cho phép thực hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Khi bạn nhấn nút gọi tầng ( gửi tín hiệu điều khiển gọi tầng), tín hiệu điều khiển được đưa về hệ thống điều khiển, hệ thống điều khiển tiếp nhận tín hiệu điều khiển, xử lý và điều khiển động cơ quay, động cơ truyền lực kéo cabin thang máy đến vị trí nhận tín hiệu điều khiển, thang máy dừng và mở cửa.

Khi cửa thang máy được điều khiển đóng lại, khách hàng ấn nút gọi tầng, tín hiệu điều khiển sẽ được gửi đến vi xử lý – bộ điều khiển trung tâm, phân tích xem tầng nào gần nhất, tầng nào xa nhất, điều khiển động cơ kéo cabin, dừng tầng chính xác.

-* Rail, dẫn hướng cabin và đối trọng

Để thang máy di chuyển đúng hướng, đối trọng của thang máy đúng và không bị lệch ra khỏi thiết kế thì người ta đã thiết kế rail dẫn hướng, nó được lắp dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang.

+ Rail dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra rail dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên rail dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc. Được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin thang máy trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép

 – Motor kéo: thường lắp ở phòng máy trên nóc giếng thang (đôi khi cũng lắp ở Hố thang).

Motor kéo

Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống.

Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng.

Khi Motor kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang.

Motor là một phần tử quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng hoạt động của thang máy, nó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điều khiển điện tử ở

Tủ điều khiển (Control Panel).

– Trên Motor kéo còn gắn một bộ phanh, nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng.

Khối tác động là hai má phanh kẹp lấy tang phanh. Tang phanh gắn đồng trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của động cơ.

* Cáp của bộ hạn chế tốc độ: liên kết bộ hạn chế tốc độ với hệ thống tay đòn của bộ Hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ .

 Khi đứt cáp hoặc cáp trượt trên rãnh puli do không đủ ma sát mà cabin đi xuống vượt quá tốc độ cho phép, bộ hạn chế tốc độ tác động lên bộ Hãm bảo hiểm để dừng cabin tựa trên các Ray dẫn hướng trong giếng thang.

Ở một số thang máy, bộ Hãm bảo hiểm và bộ phận hạn chế tốc độ còn được trang bị cho cả đối trọng.

 Bộ hạn chế tốc độ:

Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vận tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển motor và bộ Hãm bảo hiểm sẽ làm việc.

* Giảm chấn : được lắp đặt dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới, vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng.

Giảm chấn đặt dưới đáy hố thang

Giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được uy định trong tiêu chuẩn; đồng thời đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa.

– Cửa cabin và Cửa tầng: thường là loại cửa lùa về một bên hoặc hai bên và chỉ đóng mở khi Cabin dừng chính xác trước cửa tầng nhờ cơ cấu đóng mở cửa (Động cơ mở cửa) đặt trên nóc Cabin.

Cửa Cabin và cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động.

Động cơ mở cửa là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng.

Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa, hoạt động theo một quy luật nhất định, đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Thang sẽ không hoạt động nếu một trong các tiếp điểm chưa đóng kín hẳn.

Hệ thống khoá liên động cũng đảm bảo đóng kín các cửa tầng và không mở được từ bên ngoài khi cabin không ở đúng vị trí cửa tầng.

Cửa tầng và cửa cabin được đóng mở đồng thời. Tại các điểm trên cùng và dưới cùng có đặt các công tắc hạn chế hành trình cho cabin.