Các ký hiệu trong bản vẽ thang máy

Các ký hiệu trong bản vẽ thang máy

Các ký hiệu trong bản vẽ thang máy

Thang máy muốn được đưa ra sử dụng thuận lợi cần được đưa ra lắp đặt, hoàn thiện chuẩn xác. Với sự lựa chọn hoàn hảo và đúng đắn ngay từ bản vẽ thiết kế sẽ giúp việc xây dựng, lắp đặt và hoàn thiện được dễ dàng và thuận tiện hơn. Bản vẽ thiết kế của thang máy được đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo đem tới lợi  ích, hiệu quả sử dụng cao, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Yêu cầu đối với bản vẽ của mỗi thiết bị cần được đảm bảo trong điều kiện tốt nhất nhằm giúp thang máy, thang máy gia đình được đưa ra sử dụng với chất lượng tôt nhất, chính xác như bản vẽ đã thiết kế. Xác định những yêu cầu, những tiêu chuẩn cần có đối với bản vẽ của thang máy là cách để việc đưa thang máy vào sử dụng trở nên chủ động và chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, không phải ai nhìn vào bản vẽ cũng có thể đọc ra được những thông số kỹ thuật, phải là người có chuyên môn về kỹ thuật cao mới có thể hiểu hết được những nội dung trong đó. Trong bài viết này TLO xin giúp các bạn hiểu hơn được phần nào khi cầm vào bản vẽ kỹ thuật và hiểu được các ký hiệu viết tắt trong đó.

Giải đáp ký hiệu trong sơ đồ thang máy tải khách

Dưới đây là bản vẽ sơ đồ thang máy không có phòng máy, loại thang máy tiêu biểu được sử dụng rộng rãi ngày nay:

thang máy tải khách không phòng máy

Sơ đồ thang máy tải khách không phòng máy 

bản vẽ thang máy

Sơ đồ thang máy tải khách có phòng máy 

Các ký hiệu bên trên ta có thể hiểu như sau:

  • HH: Chiều cao của cửa( chính là chiều cao của cửa thang máy)
  • R1,R2: Điểm tiếp xúc trên cùng của thang máy
  • R3,R4: Ký hiệu của giảm chấn và đối trọng
  • OH (Overhead): ký hiệu tầng trên cùng của thang máy. Tầng cao nhất có nhiệm vụ giữ thang máy ở trạng thái trên cùng của tòa nhà.
  • Tổng chiều cao hố: Tổng chiều cao của cả công trình thang máy, được tính từ đáy hố PIT đến đỉnh của móc treo cáp tải ( với thang máy không có phòng máy). Tính từ đáy hố PIT đến phòng máy (với thang máy có phòng máy)
  • Hành trình: Quãng đường di chuyển của thang, được tính từ sàn của tầng thấp nhất( thường là tầng 1) đến sàn của tầng cao nhất.
  • Tầng thấp nhất: Tầng đầu tiên nơi mà thang máy xuất phát, bên trên hố PIT.
  • Tầng cao nhất: Tầng cuối cùng và cao nhất mà thang di chuyển tới
  • Các thông số như 2300, 2400: Chiều cao khuôn bao

Ký hiệu phần đối trọng phía sau và bên hông:

thang may gia dinh

 Sơ đồ thang máy tải khách có phòng máy

thang may gia dinh

Sơ đồ thang máy tải khách không có phòng máy

Các ký hiệu dùng trong bản vẽ trên:

AA: Chiều dài của toàn cabin

AH: Chiều dài hố thang

BB: Chiều rộng toàn cabin

BH: Chiều rộng hố thang

JJ: Độ rộng của cửa cabin khi được mở ra

AA×BB: Diện tích toàn cabin.

AH×BH:Diện tích toàn hố thang.

OH/PIT: Chiều cao tầng trên cùng so với chiều cao của hố PIT.

Giữa các loại thang máy lại có các thông số kỹ thuật khác nhau tuy nhiên các ký hiệu trên đó là thống nhất. Để giúp các bạn hiểu hơn về các ký hiệu trên sơ đồ thang máy, thuận lợi hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm cũng như giám sát được mức độ hoàn thành công trình.

Hi vọng rằng qua bài viết này quý khách có thể hiểu hơn về các ký hiệu trong sơ đồ thang máy, giúp công việc giám sát cũng như lựa chọn của quý khách diễn ra thuận lợi hơn.