THIẾT KẾ THANG MÁY TẢI KHÁCH NHÀ HÀNG

5.0 12345

Liên hệ

Thiết kế thang máy tải khách nhà hàng là một hạng mục vô cùng quan trọng được chủ đầu tư khá lưu tâm đến hiện nay,… TLOE cung cấp, tư vấn, thiết kế thang máy tải khách tại Hà Nội, HCM, Bình Dương, ….

Mã: TLOE- TK16

THIẾT KẾ THANG MÁY TẢI KHÁCH NHÀ HÀNG

Thang máy là một phương tiện giao thông khá đặc biệt, di chuyển theo chiều thẳng đứng có mặt ở mọi nơi các khu chung cư, tòa nhà cao tầng,… Những lợi ích mà dòng sản phẩm này đem lại trong kinh doanh khá hiệu quả. Chính vì điều đó ngày này, các công trình nhà hàng kinh doanh cao tầng đều lắp đặt hệ thống thang máy. Bản thiết kế thang máy tải khách cho nhà hàng nhằm đưa ra phương án thích hợp, phù hợp với tổng thể công trình giúp khách hàng hình dung được kích thước, tải trọng và vị trí lắp đặt  thang máy. Thiết kế thang máy là một hạng mục vô cùng quan trọng chính vì vậy những yêu cầu khắt khe trong một bản thiết kế cần phải có.

Ngày nay với sự phát triển  và nhu cầu sử dụng thang máy tăng cao nên mẫu mã sản phẩm thang được thiết kế khá đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, kích thước. Bài viết dưới đây TLOE sẽ đưa ra một số bản thiết kế thang máy cho hạng mục nhà hàng và một số lưu ý khi thiết kế thang máy.

LỰA CHỌN DÒNG THANG

– Việc đầu tiên trong thiết kế thang máy chính là: Bạn nên xác định được lựa chọn dòng thang máy như thế nào, kích thước hố thang hiện có, tải trọng và các yêu cầu liên quan nhằm giúp kỹ thuật hiểu và đưa ra bản vẽ đúng theo yêu cầu của khách hàng.

– Thang máy hiện nay do TLOE cung cấp chủ yếu là sản phẩm thang máy liên doanh và nhập khẩu đây là phân loại theo nguồn gốc xuất xứ.  Hoặc có thể phân loại theo cấu tạo phòng máy: Thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy.  Hai dòng thang mày đều có những ưu điểm về thiết kế cũng như các tính năng vượt trội, tuy nhiên một số điểm khác biệt mà chúng ta đặc biệt cần lưu ý khi lựa chọn dòng thang để giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo được chất lượng sử dụng.

  • Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, bắt buộc thiết kế hố thang của công trình phải theo kích thước chuẩn có sẵn. Chất lượng sản phẩm vô cùng tốt nhưng hầu hết thiên về dòng thang có hộp số của Mitsubishi hoặc Montanari.
  • Thang máy liên doanh có tính năng ưu Việt hơn: Thời gian cung cấp và lắp đặt nhanh chóng, dòng thang này kích thước cabin sẽ điều chỉnh được theo kích thước của hố thang có sẵn. Đây là sản phẩm thang máy được ưa chuộng khá nhiều tại Việt Nam do giá thành thấp hơn thang nhập 1/2 hơn thế thời gian cung cấp nhanh chóng, kích thước linh hoạt

​>>> Tham khảo: Lựa chọn thang máy nhập khẩu hay thang máy liên doanh <<<

– ​Lựa chọn dòng thang máy có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế tổng thể của thang máy, bởi với dòng thang máy nhập khẩu thì mọi thiết kế đều phải tuân thủ theo thiết kế sẵn có của thang nhập khẩu. Còn với thang máy liên doanh, thiết kế có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng, dựa vào mong muốn về thiết kế của gia chủ mà có phương án thiết kế phòng máy, cabin,… cho phù hợp.

=> Dưới đây TLOE sẽ đưa ra bản vẽ của 2 dòng thang chính là thang máy có hộp số và không hộp số với các tải trọng từ 300kg đến 1500kg.

1. Thiết kế hố thang máy

 Thi công hố thang máy là một hạng mục vô cùng quan trọng nó quyết định đến độ an toàn, kích thước cabin sau lắp đặt. CHính vì vậy thiết kế hố thang máy đòi hỏi phải chính xác. Mỗi loại thang máy, mỗi hãng sản xuất sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với hạng mục xây dựng hố thang. Hố thang máy quyết định rất lớn tới chất lượng hoạt động của thang máy sau này. Chính vì thế từ khâu thiết kế cho đến khâu xây dựng giếng thang cần phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của đơn vị cung cấp thang máy.

kích thước thang máy

kích thước thang máy

Bảng kích thước thang máy tiêu chuẩn|| Thang máy có phòng máy- thang máy không phòng máy

Nhìn vào hai bảng này có thể thấy độ sâu hố PIT trung bình từ 1400mm, một số trường hợp độ sâu hố pít thấp có thể chỉ cần 600mm ( Đối với dòng thang máy không cần phòng máy).

Yêu cầu xây dựng hố thang máy

– Độ bền của đáy hố pít được đặt lên hàng đầu phải tuân thủ theo các quy định rất chặt chẽ về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hạng mục công trình. Đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395.

– Hố thang được xây tường dày 200mm, 5 mặt bao gồm: 4 mặt xung quanh và 1 mặt đáy

– Hố thang phải được chống thấm đặc biệt. Hố thang phải luôn đảm bảo trong tình trạng khô ráo, không ngấm nước.

– Sàn của hố thang phải có khả năng chịu lực tác dụng của ray dẫn hướng, lực tác động của thiết bị giảm chấn cabin.

– Trong trường hợp đặc biệt buộc phải bố trí hố pit phía trên không gian ( hố pit lửng) có thể có người qua lại, thì phải đảm bảo các điều kiện sau: 

+ Sàn hố pit thang máy phải chịu được lực tải trọng > 5000N/m2

+ Phải có một cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng. Hoặc nếu không, phải trang bị bộ hãm an toàn cho đối trọng.

– Hố pít phải có đường lên xuống an toàn ( các quai sắt chôn trong tường, thang tay cố định, bộc xây…). Bố trí ở lối vào của tầng và không gây cản trở chuyển động hết hành trình của cabin hoặc đối trọng.

– Độ sâu của hố thang phải thích hợp, sao cho khi cabin đạt vị trí thấp nhất có thể ( khi giảm chấn đã bị nén hết ) thì phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu bắt buộc để đảm bảo độ an toàn. 

2. Thiết kế phòng máy thang máy

– Phòng máy thang máy thông thường sẽ có chiều cao OH> 4200mm ( Đối với thang có phòng máy), Thang không phòng máy tận dụng tầng trên cùng để đặt động cơ kích thước OH chỉ cần từ 3800mm.

– Nếu như thang máy có phòng máy cần có chiều cao tầng trên cùng tối thiểu cần đạt là 2100mm thì thang máy không phòng máy không bị giới hạn về chiều cao tầng trên cùng. Tuy nhiên, công tác bảo trì hàng tháng sẽ khó khăn hơn khi dùng thang máy không phòng máy, các nhân viên kỹ thuật sẽ rất khó để tìm ra những hệ thống điện của từng nguồn, khi một bộ phận nào đó bị hỏng có thể phải chờ đợi rất lâu để thang có thể hoạt động trở lại.

– Mỗi thiết kế phòng máy đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, thang không phòng máy lợi về chiều cao nhưng bất lợi về bảo trì, bảo dưỡng; thang có phòng máy thuận lợi cho sửa chữa bảo dưỡng nhưng lại tốn nhiều chi phí để xây dựng phòng máy. Giá cả loại có phòng máy thấp hơn loại thang máy không phòng máy của cùng một nhà sản xuất, cùng tải trọng và xuất xứ. Hãy cân nhắc để lựa chọn và có được thiết kế như mong muốn.

Bản vẽ thang máy

Mô hình và bản vẽ thang máy

3. Thiết kế cabin thang máy

 Cabin thang máy được thiết kế rất linh hoạt và mang tính thẩm mỹ rất cao, do cabin là nơi người sử dụng sẽ nhìn thấy đầu tiên nên mọi đánh giá ban đầu của người dùng sẽ là vào thiết kế cabin thang máy.

– Các vật bên trong cabin như tay vịn, thiết kế ánh sáng, vách cabin đều phải được thiết kế hài hòa, có sự liên hệ tương thích về phần thiết kế với nhau. Phần cửa tầng bên ngoài cabin cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến thiết kế và thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Kích thước cabin được phụ thuộc vào tải trọng cũng như diện tích thiết kế của thang.

– Trần giả thang máy là phần trên cùng của cabin có chức năng là nơi cung cấp ánh sáng, thông hơi và điều hòa. Thiết kế trần giả có rất nhiều mẫu mã và vật liệu đa dạng như chất liệu inox có mẫu trần giả inox trơn, sọc nhuyễn, … rất bắt mắt và góp phần làm không gian cabin sáng hơn. Một xu thế lớn trong thiết kế trần giả ngày nay đó là mẫu trần giả khung thép kết hợp nhựa mica giúp lấy ánh sáng tự nhiên nhiều hơn, tiết kiệm chi phí và mang lại tính thẩm mĩ cao.

-Tay vịn không chỉ là vật dụng để trang trí cabin mà còn là vật dụng để người sử dụng có thể vịn vào nhằm giữ thăng bằng. Thiết kế tay vịn được đồng bộ với chất liệu và mẫu mã cabin, nếu như sử dụng vách cabin là inox sọc nhuyễn có thể dùng tay vịn inox chất liệu cùng loại với kiểu dáng dẹp hoặc tròn, một loại tay vịn rất kén chọn mẫu mã nhưng khi sử dụng lại đem đến thẩm mỹ cao đó là tay vịn chất liệu gỗ, loại tay vịn đem đến sự sang trọng quý phái cho không gian cabin.

– Sàn cabin thường được làm từ chất liệu đá granite hoa văn bắt mắt cùng độ bền cao, chống trơn trượt là sự lựa chọn hoàn hảo.

Hệ thống bảng điều kiển trong cabin phải được thiết kế sao cho phù hợp nhất với người sử dụng. Bản điều kiển không nên để quá cao, để vách cabin đằng sau cũng như vách 2 bên của cabin, bảng điều khiển nên được đặt tại vị trí vách trước của cabin, nơi cần cửa cabin để thuận lợi cho việc sử dụng cũng như người sử dụng có thể giúp đỡ nhau điều khiển.

– Thiết kế hệ thống ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến độ thẩm mĩ, tính năng an toàn cũng như phục vụ nhu cầu của ngườu sử dụng. Bởi, khi ánh sáng không đủ hoặc quá sáng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần thiết kế vị trí các thiết bị ánh sáng tại những nơi phù hợp, độ sáng thích hợp để giảm thiểu hao phí điện năng.

– An toàn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, một thiết bị thang máy an toàn cần được trang bị đầy đủ bộ cứu hộ thang máy. Trong các trường hợp khẩn cấp bộ cứu hộ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đưa về tầng gần nhất để người sử dụng có thể thoát ra ngoài. Vì vậy thiết kế thang máy phần quan trọng không thể thiếu đó là lắp đặt hệ thống cứu hộ trong thang máy.

mẫu cabin thang máy

 Công ty thang máy Thăng Longg Ocean chuyên thiết kế bản vẽ kỹ thuật và lắp đặt công trình, bảo trì bảo dưỡng thang máy. Tuân thủ các thông số kỹ thuật cũng như thiết kế sẽ làm khách hàng hài lòng về độ an toàn cũng như thiết kế của chúng tôi.

tư vấn thang máy